1. Tiền sản giật là gì?
2. Những triệu chứng của tiền sản giật là gì?
3. Khi nào tiền sản giật xảy ở ở thai kỳ?
4. Ai có nguy cơ cao nhất?
5. Tôi bị huyết áp cao có nghĩa là tôi sẽ bị tiền sản giật phải không?
6. Tại sao việc theo dõi huyết áp trong suốt thai kỳ lại quan trọng như vậy?
7. Giá trị nào là bình thường trước và sau khi mang thai?
8. Những rủi ro nào mà tiền sản giật xảy ra cho tôi và em bé?
9. Điều trị tiền sản giật như thế nào?
10. Có thể ngăn ngừa tình trạng tiền sản giật không?
11. Có bất kỳ ảnh hưởng lâu dài nào của bệnh tăng huyết áp không?
1. Tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật là một hiện tượng xảy ra ở một số phụ nữ trong suốt thời gian mang thai. Nó có thể xảy ra trong suốt giai đoạn nữa tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ. Bác sĩ của bạn sẽ tìm kiếm các dấu hiệu sau đây của tiền sản giật: huyết áp cao, sưng phù, protein niệu.
2. Những triệu chứng của tiền sản giật là gì?
Một người bị tiền sản giật “nhẹ” có thể cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh. Do đó, điều đó là rất quan trọng rằng thai phụ thực hiện các kiểm tra trước khi sinh để phát hiện sớm tình trạng này. Các triệu chứng của tiền sản giật nặng, có thể tăng lên trong suốt những tuần cuối của thai kỳ là huyết áp cao, nhức đầu, mắt mờ, không chịu được ánh sáng chói, buồn nôn và nôn ói và sưng phù ở tay và bàn tay.
3. Khi nào tiền sản giật xảy ở ở thai kỳ?
Tiền sản giật có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong suốt thai kỳ, đến khi sinh và lên đến 6 tuần sau khi sinh, dù rằng tình trạng này thường xuyên xảy ra ở tam cá nguyệt cuối cùng của thai kỳ và mất đi trong vòng 48 giờ sau khi sinh. Tiền sản giật có thể tiến triển từ từ, hoặc đến đột ngột, dù rằng các dấu hiệu và triệu chứng đã hiện diện nhiều tháng mà không phát hiện ra và không báo trước.
4. Ai có nguy cơ cao nhất?
Tiền sản giật thông thường xảy ra ở lần mang thai đầu tiên của phụ nữ và đối với các phụ nữ mà tiền sử có mẹ hoặc chị em gái bị tiền sản giật. Rủi ro của tiền sản giật sẽ cao hơn ở phụ nữ mang đa thai, những bà mẹ tuổi vị thành niên và phụ nữ trên 40 tuổi. Những người phụ nữ khác cũng có rủi ro, đó là những người có huyết áp cao hoặc bệnh về thận trước khi mang thai và những phụ nữ có chỉ số khối cơ thể (IBM) trên 35. Nguyên nhân gây ra tiền sản giật hiện nay chưa được biết.
5. Tôi bị huyết áp cao có nghĩa là tôi sẽ bị tiền sản giật phải không?
Không chắc chắn vậy. Nếu bác sĩ nhận thấy rằng huyết áp của bạn cao, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ các thay đổi của bạn, điều này có nghĩa là bạn có thể sẽ bị tiền sản giật. Ngoài huyết áp cao, phụ nữ bị tiền sản giật cũng bị sưng phù nhiều. Họ còn có protein trong nước tiểu. Nhiều phụ nữ có huyết áp cao trong suốt thai kỳ không có protein trong nước tiểu hay sưng phù quá mức và không bị tiền sản giật. Nếu bạn bị huyết áp cao, việc kiểm tra theo dõi huyết áp mỗi ngày là điều rất quan trọng.
6. Tại sao việc theo dõi huyết áp trong suốt thai kỳ lại quan trọng như vậy?
Tiền sản giật có thể xảy ra do tình trạng huyết áp tăng cao. Bạn nên đo huyết áp ít nhất hai lần một tuần- vào buổi sáng và buổi tối. Vui lòng thực hiện đo khi bạn cảm thấy thư giãn và ở tư thế ngồi.
Giá trị nào là bình thường trong suốt quá trình mang thai và khi nào là quá cao? Vui lòng tham khảo bảng sau. Các dữ liệu này nên được xem làm tham khảo t rong suốt quá trình mang thai ( đơn vị tính là mmHg):
Dải
|
Tâm thu
|
Tâm trương
|
Khuyến nghị
|
Dải bình thường
|
Dưới 140
|
Dưới 90
|
Tự kiểm tra
|
Cao huyết áp
|
Cao hơn 140
|
Cao hơn 90
|
Đến cơ sở y tế
|
Cao huyết áp trầm trọng
|
Cao hơn 180
|
Cao hơn 100
|
Đến ngay cơ sở y tế!
|
Tham khảo: Prof. A. H. Shennan, St. Thomas Hospital, London
7. Giá trị nào là bình thường trước và sau khi mang thai?
Bản dưới đây phân loại giá trị huyết áp (đơn vị Hg) theo Tổ chức Y Tế Thế Giới:
Dải đo
|
Tâm thu
|
Tâm trương
|
Khuyến nghị
|
Huyết áp thấp
|
< 100
|
< 60
|
Tham vấn bác sĩ
|
Huyết áp tốt nhất
|
100 - 120
|
60 - 80
|
Tự kiểm tra
|
Huyết áp bình thường
|
120 - 130
|
80 - 85
|
Tự kiểm tra
|
Huyết áp hơi cao
|
130 - 140
|
85 - 90
|
Tham vấn bác sĩ
|
Huyết áp cao
|
140 - 160
|
90 - 100
|
Đến cơ sở y tế
|
Huyết áp quá cao
|
160 - 180
|
100 - 110
|
Đến cơ sở y tế
|
Huyết áp cao đến mức nguy hiểm
|
> 180
|
> 110
|
Đến ngay cơ sở y tế!
|
8. Những rủi ro nào mà tiền sản giật xảy ra cho tôi và em bé?
Tiền sản giật có thể làm cho nhau thai không nhận đủ máu. Nếu nhau không nhận đủ máu, em bé sẽ nhận ít không khí và thức ăn hơn. Điều này gây ra tình trạng sinh nhẹ cân và các biến chứng khác cho em bé.
Hầu hết những phụ nữ bị tiền mãn kinh vẫn có thể sinh ra các em bé khỏe mạnh. Một số phát triển tình trạng gọi là động kinh, rất nghiêm trọng và nguy hiểm cho mẹ và bé. May mắn thay, tiền sản giật thường được phát hiện ra sớm ở các phụ nữ thường xuyên theo dõi và chăm sóc thai kỳ, và có thể ngăn ngừa trước mọi sự cố.
9. Điều trị tiền sản giật như thế nào?
Các chữa trị duy nhất là sinh em bé ra. Khi tình trạng tiền sản giật gia tăng, người mẹ và em bé sẽ được theo dõi cẩn thận. Điều đó có nghĩa là huyết áp nên được theo dõi hai lần trong ngày, việc theo dõi thường xuyên tình trạng bài tiết protein niệu, thay đổi cân nặng và các triệu chứng khác là việc bắt buộc phải làm. Uống thuốc và điều trị có thể kéo dài thời gian mang thai và tăng cơ hội cải thiện sức khỏe và sống sót ở em bé.
10. Có thể ngăn ngừa tình trạng tiền sản giật không?
Tiền sản giật không phải là một căn bệnh và có thể ngăn ngừa được bằng cách điều chỉnh các yếu tố về phong cách sống chẳng hạn như người phụ nữ đó ăn gì, cô ta có hút thuốc hay uống rượu không, có làm việc nhiều không và thường xuyên tập thể dục hay nghỉ ngơi không, có hay lo lắng buồn phiền nhiều không. Hơn thế nữa, cũng có một số bằng chứng đề xuất rằng việc bổ sung canxi có thể làm giảm rủi ro tiền sản giật, đặc biệt là đối với các bà mẹ sống ở các vùng thường xuyên thiếu canxi trong chế độ ăn uống. Canxi có thể có hiệu quả trong các tình huống này bằng cách giúp cho các mạch máu thư giãn, ngăn ngừa được chứng cao huyết áp.
11. Có bất kỳ ảnh hưởng lâu dài nào của bệnh tăng huyết áp không?
Đối với hầu hết các bà mẹ, sinh nở sẽ làm thay đổi hoàn toàn các ảnh hưởng của tiền sản giật. Một số phụ nữ mắc phải chứng tiền sản giật trong suốt thai kỳ sẽ để dẫn đến huyết áp cao về sau này trong cuộc sống. Điều này được nghĩ là do nguyên nhân di truyền có huyết áp cao hơn là do bản thân chứng tiền sản giật.
Đối với các em bé, nếu em bé phải chịu chế độ thiếu dinh dưỡng và oxy trầm trọng trong tử cung hoặc có vấn đề do biến chứng của việc sinh non. Hiện nay người ta nghĩ rằng các em bé được sinh ra từ những bà mẹ bị tiền sản giật thường có các vấn đề lâu dài về sức khỏe.
Nguồn Microlife.com
KIỂM SOÁT TĂNG HUYẾT ÁP
4. VIDEO CLIP - SỬ DỤNG MÁY ĐO HUYẾT ÁP
5. CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ THEO DÕI HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ
5. CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ THEO DÕI HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ
KIỂM SOÁT NHIỆT ĐỘ
5. NHIỆT KẾ ĐIỆN TỬ VÀ NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT
KIỂM SOÁT CÂN NẶNG
QUẢN LÝ CÂN NẶNG
KIỂM SOÁT BỆNH HEN SUYỄN
KIỂM SOÁT BỆNH HEN SUYỄN
KIỂM SOÁT CÂN NẶNG
QUẢN LÝ CÂN NẶNG
KIỂM SOÁT BỆNH HEN SUYỄN
KIỂM SOÁT BỆNH HEN SUYỄN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét